Tạ Tạ trở lại bên cạnh lửa trại, Lâm Thủ Nhất và Thanh nương nương đang gần hết ván, thiếu nữ liếc ván cờ liền không có hứng thú, đưa tay tới gần lửa trại.
Trần Bình An chặt từng đoạn cành cây, dựng lên ba cái lều trại đơn sơ, tới bên cạnh Lý Bảo Bình, tiểu cô nương ngáp xong liền chạy đi ngủ. Ngoài ra, Lý Hòe và Lâm Thủ Nhất dùng chung một cái lều trại, thiếu nữ Tạ Tạ cũng có lều trại thuộc về riêng nàng, Vu Lộc thường thường ngủ ở vị trí xa phu xe ngựa kia, nửa trải nửa quấn tấm thảm là có thể đối phó một đêm.
Đương nhiên trong đại đa số thời điểm, đội ngũ sẽ luôn có thể thuận lợi tìm được chỗ ở, hoặc là khách sạn lữ xá, hoặc là đạo quan chùa miếu trong núi rừng.
Từng ở một đêm mưa gió, nương đèn đuốc mơ hồ, bọn họ thật không dễ gì tìm được một hộ gia đình phú quý, chủ nhân lại là tiền nhiệm Hộ bộ Thị Lang Hoàng Đình quốc, lão nhân bảy mươi tuổi xây dựng biệt thự ẩn cư núi rừng, rất hiếu khách, nhìn thấy Lý Bảo Bình đám nhỏ đọc sách phụ cấp du học này, lão nhân rất thích chí, cho dù biết được bọn họ đến từ Đại Ly vốn có thể xưng là nửa địch quốc, thì lão Thị Lang vẫn nhiệt tình khoản đãi, đối với ăn uống, lão nhân càng tuân thủ nghiêm ngặt thánh nhân dạy bảo “Thực bất yếm tinh, quái bất yếm tế”, khiến Trần Bình An đám dế nhũi tiểu địa phương này mở rộng tầm mắt. (Thực bất yếm tinh, quái bất yêm tế: tức gạo xay càng kỹ và thịt xắt càng mỏng càng tốt; hiểu nôm na là kỹ tính, tỉ mỉ trong chế biến và ăn uống)
Sau đó trải qua ở chung, lão nhân vó vẻ như đặc biệt hợp ý với tiểu cô nương Lý Bảo Bình và thiếu niên Vu Lộc, sau khi biết tiểu cô nương thích đọc du ký, chẳng những đưa tặng mấy quyển sách du ký cất chứa đã lâu, còn nhất định phải tự mình mang theo bọn họ đi một chỗ phong cảnh danh thắng, là bờ lớn của một dòng sông cực kỳ nổi tiếng ở địa phương, mặt bờ bằng phẳng như gương, bên trên có đá mài khắc cổ xưa không biết tồn tại trên đời bao nhiêu năm, thể chữ khắc ra chưa bao giờ thấy ở kinh truyện, tối nghĩa khó hiểu, trên lịch sử vô số văn nhân nhà thơ tới đây chiêm ngưỡng kỳ cảnh, bản dập khắc đá được lưu truyền rộng rãi ở Hoàng Đình quốc cùng thượng quốc của nó là vương triều Đại Tùy, nhưng vẫn chưa có ai nghiên cứu ra ngụ ý thật sự của những văn tự này, mọi thuyết xôn xao, chưa một cái kết luận nào có thể thuyết phục được đám đông.