TRUYỆN FULL

[Dịch] Văn Minh Chi Vạn Tượng Vương Toạ

Chương 121: Nghiên Cứu Chân Ngôn

"Ba tự phù chân ngôn mình nhận được từ Vương Lục Xung trước đó là ‘Khô Lâu’, ‘Hoán’ và ‘Bí’. Trong đó so với hai từ sau thì “Khô Lâu” được trực tiếp tạo thành một tổ hợp, và nó hẳn là rất tương thích với bản thân…”

Trong quá trình nghiên cứu chân ngôn, Chu Tự phát hiện ra rằng mỗi tự phù chân ngôn đều có mức độ phù hợp nhất định.

Lấy các tự phù chân ngôn trước mặt hắn làm ví dụ. Hai tự phù chân ngôn “Khô” và “Lâu” rất tương thích với nhau nên rất dễ hình thành nên một từ chân ngôn.

Nhưng mặt khác, độ tương thích giữa “Hoán” và “Bí” lại không tốt, mặc dù cũng có thể ghép hai tự phù này lại với nhau và gọi là “Hoán Bí”, cũng ra dáng một từ chân ngôn.

Nhưng trên thực tế, cách làm này tương đương với việc cưỡng ép hai phần không ăn khớp với nhau lại một chỗ, sự kết hợp đó vừa không ổn định lại vừa không có tác dụng.

Lúc này, so với hai chữ chân ngôn riêng biệt, Chu Tự rõ ràng là quan tâm đến từ chân ngôn “Khô Lâu” hơn.

Bởi vì phải đến khi “Khô Lâu” này xuất hiện, hắn mới nhận ra rằng không phải mọi tự phù trong câu chân ngôn trên thế giới đều là duy nhất.

Cùng lúc đó, tại thời điểm chân ngôn “Khô Lâu” của đối phương hóa thành năng lượng và tràn vào cơ thể mình, Chu Tự thực sự cảm nhận rõ ràng rằng chân ngôn “Khô Lâu” này đã hoàn toàn hòa nhập với chân ngôn “Khô Lâu” trong cơ thể của mình.

Điều cần nói ở đây là khi hoàn toàn để đầu óc trống rỗng và để bản thân bước vào trạng thái tương tự như “thiền”, hắn thực sự có thể mơ hồ cảm nhận được điều đó.

Ở đâu đó trong cơ thể mình, đặc tính chân ngôn được hắn hút vào cơ thể tồn tại ở đó.

Trong số đó, các cụm từ chân ngôn như "Khô Lâu", “Thao Khống”, “Tốc Độ” và “Động Sát” do mức độ tương thích cao với nhau nên cũng gần nhau hơn.

Trong khi đó khoảng cách giữa các tự phù có độ phù hợp kém sẽ cách xa nhau.

Nói một cách đơn giản có thể hiểu là mối quan hệ giữa các tự phù trong câu chân ngôn nếu quan hệ tốt thì chúng sẽ thân thiết, ngược lại nếu quan hệ xấu thì sẽ cạch mặt nhau ra.

Nếu buộc hai tự phù chân ngôn có mối quan hệ không tốt đến với nhau thì rất có thể sẽ không có điều gì tốt đẹp xảy ra.

Nếu ghép những tự phù có mối quan hệ bình thường lại với nhau thì về cơ bản cũng sẽ không có thu hoạch ngoài ý muốn.

Chỉ khi những mối quan hệ tốt tập hợp lại với nhau thì phản ứng hóa học mới xảy ra.

Ít nhất đó là cảm giác của Chu Tự cho đến nay.

Theo tiền đề trên, kích thước lớn nhỏ của các tự phù chân ngôn này thực tế là giống nhau, tuy nhiên, sau khi hấp thụ một bộ chân ngôn “Khô Lâu” khác, Chu Tự có thể cảm nhận rõ ràng rằng các tự phù tượng trưng cho chân ngôn “Khô Lâu” có sự khác biệt so với những tự phù xung quanh. So với các tự phù chân ngôn khác, nó rõ ràng là lớn hơn một chút.

“Có lẽ nào hai từ của chân ngôn ‘Khô Lâu’ đã trở nên mạnh hơn? Nhưng chúng trở nên mạnh hơn biểu hiện ở những khía cạnh nào?”

Trong lúc đang suy nghĩ, Chu Tự liền trực tiếp sử dụng “Thao Khống Khô Lâu Binh” để kéo một bộ xương lên.

Chu Tự nhìn chằm chằm vào bộ xương, nhìn trái rồi lại nhìn phải, nhưng không thấy có gì thay đổi.

Nhưng đôi khi, nếu những thay đổi không đủ rõ ràng thì thực sự không thể nhìn thấy gì chỉ bằng một đôi mắt thường.

Nghĩ tới đây, Chu Tự lại nỗ lực thử một chút.

Đó là nhắm mắt lại và để bản thân bước vào trạng thái thiền định để cảm nhận.

Trong trạng thái thiền định, hắn đã có thể cảm nhận được các tự phù chân ngôn trong cơ thể mình, bộ xương trước mặt cũng được sức mạnh của chân ngôn nâng lên, nên nói không chừng có thể cảm nhận được.

Chu Tự phải tốn rất nhiều sức lực mới vào được trạng thái thiền định.

Lúc trước hắn bước vào trạng thái thiền định chủ yếu dựa vào sự mệt mỏi.

Nói một cách đơn giản, khi đó hắn “nhập thiền” được do quá mệt mỏi nên đầu óc trống rỗng và tinh thần bắt đầu lơ lửng.

Nhưng hiện tại hắn vừa mới nghỉ ngơi xong. Đối với Chu Tự là người chú trọng làm việc hiệu quả, nếu muốn thả lỏng bản thân, trở nên phân tâm vẫn là có chút khó khăn.

Sau mấy lần thử nghiệm, cảm giác mơ hồ cuối cùng cũng đến.

Để làm cho cảm giác này rõ ràng hơn, Chu Tự bắt đầu hoàn toàn buông bỏ ý thức của mình.

Khi trạng thái thiền định mỗi lúc một sâu hơn, sự cảm ứng đối với các đặc tính chân ngôn và sức mạnh của chân ngôn bắt đầu trở nên rõ ràng hơn.

Trong quá trình ấy, Chu Tự phát hiện ra có một sợi dây vô hình kéo dài từ các tự phù chân ngôn hình thành nên "Thao Khống Khô Lâu Binh" và kết nối với khô lâu binh đứng trước mặt hắn.

Theo mạch này, Chu Tự cố gắng cảm nhận tình trạng của bộ xương.

Việc này không khó như mong đợi, và được thực hiện một cách dễ dàng, Chu Tự có thể cảm nhận rõ ràng sức mạnh ẩn chứa trong khô lâu binh đó.

Trên thực tế nếu suy nghĩ kỹ thì bản thân khô lâu binh đã được kéo lên bởi sức mạnh của câu chân ngôn của hắn, nói cách khác, việc hắn có thể cảm nhận được trạng thái của khô lâu binh là điều đương nhiên.

Chỉ là hắn cơ bản dựa vào chính bản thân đi thăm dò uy lực của chân ngôn, cho nên trước đây Chu Tự không biết mình có thể làm được điều đó mà thôi.

Nỗ lực ngày hôm nay có thể coi là một khám phá mới đối với hắn.

Nhưng điều đáng xấu hổ là vì hắn chưa bao giờ cảm nhận được khô lâu binh trước đó, nên cho dù bây giờ hắn biết rằng khô lâu binh này có thể đã tiến bộ về mặt nào đó, nhưng cũng không biết cụ thể nó khác ở chỗ nào.

Hắn không còn lựa chọn nào khác ngoài việc tạm thời đặt câu chân ngôn “Khô Lâu” này sang một bên. Dù sao, sau này sẽ có rất nhiều cơ hội để sử dụng câu chân ngôn này và luôn có thể khám phá nó từ từ trong quá trình sử dụng.

Thay vì phải vật lộn với nó bây giờ, tốt hơn là nên tập trung thời gian và sức lực của mình vào hai tự phù chân ngôn còn lại.

“Hoán” và “Bí”, như đã đề cập ở ngay đầu, “Hoán Bí” thoạt nhìn có vẻ là một sự kết hợp khả thi, nhưng xét theo nhận thức của Chu Tự về hai tự phù chân ngôn, sự khác biệt giữa hai tự phù chân ngôn này là không phù hợp để nhét chung một chỗ.

Cưỡng ép chúng lại với nhau không có tác dụng.

Nếu tách riêng ra, điều đầu tiên Chu Tự nghĩ đến khi nhìn thấy hai từ này là những từ như “triệu hồi”, “bí mật” hoặc “bí pháp”.

Từ “Bí” tạm chưa nhắc đến, nếu như có thể có được sự kết hợp chân ngôn của “triệu hồi”, hiệu quả thực tế mà nó mang lại chắc chắn sẽ rất tốt.

Nhưng tất cả đều phụ thuộc vào may mắn sau này.

Tạm không xem xét các tự phù chân ngôn mà chưa có trong tay, hắn nhìn vào các tự phù chân ngôn hiện đang sở hữu…

“Mật Sát Chi Nhãn!”

“Thao Khống Bí Binh!”

“Thao Khống Khô Lâu Bí Binh !”

Một loạt những nỗ lực lộn xộn được thử ghép với nhau, nhưng cuối cùng lại công cốc.

Trên thực tế, chỉ cần nhìn vào “mối quan hệ” giữa những tự phù chân ngôn này, Chu Tự liền biết, những sự kết hợp trên rất có thể sẽ không có tác dụng.

Trong số những tự phù mới, chỉ có một sự kết hợp duy nhất có “mối quan hệ” tốt, đó là…

“Truyền Hoán!”

Câu chân ngôn “Truyền” lần đầu tiên được Chu Tự tìm thấy từ đống hoang phế của tế đàn Cựu Thần từ lúc hắn xuyên tới đây.

So với tổ hợp lộn xộn trước đó, tổ hợp “Truyền Hoán” chắc chắn có độ phù hợp cao hơn và hợp lý hơn!

Dịch: Nguyên Dũng

Biên: Khangaca