Khoa huyễn Tần Châu không phát triển, thật ra mấy châu khác cũng tương tự. Tựa như việc Trung Châu và Tần Châu có thể cùng thống trị nền âm nhạc của Lam Tinh thì thị trường khoa huyễn Lam Tinh hoàn toàn bị Trung Châu và Ngụy Châu nắm giữ.
Có rất ít tác phẩm của châu khác phá vỡ được vị trí độc tôn này. Vì thế các châu đều hy vọng xuất hiện được một số tác phẩm khoa huyễn khiến toàn thế giới phải chú ý đến. Đáng tiếc là chất lượng của bộ "Lam Tinh lang thang" không đủ để thuyết phục tất cả tác giả Tần Châu.
Ngay cả người chủ trì cũng thấy nuối tiếc: "Nếu như tác phẩm này có thể phát triển dài một chút, miêu tả tình cảm cho nhân vật chính sâu sắc một chút, có lẽ hiệu quả sẽ càng tốt hơn. Nhưng khuyết điểm không che được ưu điểm, tổng thể tiểu thuyết này vẫn có chất lượng ưu tú. Ta dự định mời Sở Cuồng gia nhập hiệp hội khoa huyễn Tần Châu, chúng ta cần sức ảnh hưởng của Sở Cuồng."
. . .
Đại Lưu có rất nhiều tác phẩm, Lâm Uyên cho rằng bộ "Trái đất lang thang" chỉ thuộc hàng trung đẳng trong số những tác phẩm đó. Nhưng trình độ trung đẳng của Đại Lưu cũng chẳng hề đơn giản, đây chính là người đã một mình đưa nền khoa huyễn của Trung Quốc vươn tầm thế giới.