Nếu những điều này vẫn chưa phải là lý do mạnh nhất, vậy thì lý do lớn nhất khiến Thạch Chí Kiên cuối cùng chọn đăng Ma Thổi Đèn để đối đầu với các bậc thầy văn học, chính là "làn sóng xác ướp" của phương Tây, còn có sự "nóng lên" của "làn sóng trộm mộ".
Thập niên 70, điện ảnh thế giới bắt đầu hướng đến phương diện kỳ quái, xuất hiện rất nhiều phim kinh dị, phim thuộc thể loại trộm mộ, ví dụ như loạt phim Lời Nguyền Xác Ướp, trực tiếp ảnh hưởng đến điện ảnh Hollywood, dẫn đến việc sau này xuất hiện loạt phim Indiana Jones nổi tiếng.
Đối với Thạch Chí Kiên mà nói, văn hóa Trung Hoa bác đại tinh thâm. Nếu điện ảnh Hồng Kông muốn phát triển, vậy thì lợi dụng Ma Thổi Đèn làm "dược dẫn", sớm "thổi bùng" lên sự cuồng nhiệt của loạt phim "thám hiểm truy tìm kho báu" bản địa.
Trên thực tế, giai đoạn này Thiệu thị đang thử nghiệm, chỉ là Thiệu thị đi theo một con đường kỳ quái. Phim kinh dị mà bọn họ quay đa phần đều chỉ giới hạn trong Liêu Trai, cương thi, thuật giáng đầu... Nhất là thuật giáng đầu Nam Dương được Thiệu thị "chơi" đến mức "xuất thần nhập hóa", quay được rất nhiều bộ phim "nặng đô" nổi tiếng.
Bây giờ Thạch Chí Kiên muốn làm chính là nâng cao trình độ "thẩm mỹ" của toàn thể nhân dân Hồng Kông. Nhất là về phương diện kinh dị, trinh thám, trộm mộ kỳ quái, phải nâng cao thẩm mỹ của mọi người lên một bậc.